Rau Hẹ (Schnittlauch)- Rau dành cho đàn ông


 ► Trở về trang chủ  
Đông y cho rằng, Hẹ sống có tính nóng, ăn chín có tính ấm, có công hiệu ôn trung hành khí, kiện tỳ nâng thần, ích thận tráng dương, mạnh eo lưng, bổ hư giải độc, hoạt huyết tán ứ... Thích hợp dùng chữa trị các chứng thận hư ra mồ hôi trộm, đái dầm, tiểu nhiều, lưng gối mỏi đau, di tinh... Cũng chính vì hẹ có tác dụng đặc biệt để ôn bổ can thận, trợ dương cố tinh, trong dược điển được gọi là "Khởi dược thảo". "Diêm thiết luận" thời Tây Hán đã liệt kê "Câu kỷ tử nấu thịt", Hẹ xào trứng gia cầm" là những món ăn - Bài thuốc bảo vệ sức khỏe. Tại các nhà hàng Nhật Bản, "gan xào rau hẹ" là một trong những món ăn yêu thích, bởi lẽ thường ăn món này làm cho tinh lực dồi dào, hẹ là rau tính ấm, rất phù hợp dương khí cơ thể. Hơn nữa mùa xuân ăn hẹ còn giúp tăng cường khí của tỳ vị.


Khi đến sinh nhật ông chồng, bà vợ sẽ dùng hẹ, thịt bò rán bánh, cả nhà cùng ăn để chúc thọ - đó là phong tục dân gian lưu truyền tại Hungari. Tương truyền, bởi chính hẹ giúp cường tráng chức năng sinh dục, thích hợp dùng cho người can thận dương khí hư suy, hẹ được gọi là "rau của đàn ông".
Hẹ, còn gọi là khởi dương thảo, thảo chung nhũ, phong bổn, trường sanh cửu, tráng dương thảo, cửu thái... Thường được thu hái vào mùa xuân, bởi mùa này cây thường có nhiều chất dinh dưỡng nhất. Do bản tính của hẹ có vị ngọt cay và tác dụng hưng phấn, nên được xem là rau ăn mặn, là một trong những món cấm ăn của Phật giáo.
Có nhiều cách chế biến:
+ Làm vật liệu chính, vừa chế món xào đơn thuần, vừa có thể trụng làm món nguội, món gỏi.
+ Làm phối liệu, cùng trứng gà, thịt sợi xào chung, sắc màu tươi rói, kèm mùi thơm dễ ăn.
Tuy nhiên, hẹ không dễ tiêu, người vị hư nhiệt, rối loạn tiêu hóa đều không nên ăn hẹ, ngoài ra, với người dễ bị dị ứng cũng không nên ăn nhiều. Sách bản thảo cương mục ghi: "Mùa xuân ăn hẹ thơm, hè ăn hẹ hôi, ăn nhiều thì chóng mặt hoa mắt, kiêng nhất khi say rượu". Bởi vì, hẹ để lâu, chất nitrat dễ biến thành nitrosamine, ăn vào sẽ có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, toát mồ hôi lạnh...
RAU NGON THUỐC TỐT:
Hẹ tươi xanh giòn, không những vị tươi ngon, còn là rau ngon thuốc tốt. Phân tích dinh dưỡng cho thấy, hẹ ngoài chứa protid, lipid, glucid và chất khoáng Ca, P, Fe,... ra, còn chứa nhiều Vitamin C, với mỗi 100g hẹ có chứa đến 1,4g chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột. Trong hẹ còn chứa các thành phần rất tốt với sức khỏe như tinh dầu, hợp chất sulfur, chất xơ..., có tác dụng kích thích thèm ăn, giảm mỡ máu, tăng cường tinh lực, với người già, phụ nữ mang thai, trẻ em ăn hẹ rất tốt.
CÔNG HIỆU CHƯA BIẾT:
Hẹ làm thuốc có lịch sử từ thời Trung cổ. Bản thảo cương mục đã ghi: "Hẹ tạo dịch (nước), chủ thượng khí, trị tuyệt hen suyễn, giải độc thịt. Sắc nước uống, giúp giải khát, trị mồ hôi trộm". 
Đông y cho rằng, Hẹ sống có tính nóng, ăn chín có tính ấm, có công hiệu ôn trung hành khí, kiện tỳ nâng thần, ích thận tráng dương, mạnh eo lưng, bổ hư giải độc, hoạt huyết tán ứ... Thích hợp dùng chữa trị các chứng thận hư ra mồ hôi trộm, đái dầm, tiểu nhiều, lưng gối mỏi đau, di tinh... Cũng chính vì hẹ có tác dụng đặc biệt để ôn bổ can thận, trợ dương cố tinh, trong dược điển được gọi là "Khởi dược thảo". "Diêm thiết luận" thời Tây Hán đã liệt kê "Câu kỷ tử nấu thịt", Hẹ xào trứng gia cầm" là những món ăn - Bài thuốc bảo vệ sức khỏe. Tại các nhà hàng Nhật Bản, "gan xào rau hẹ" là một trong những món ăn yêu thích, bởi lẽ thường ăn món này làm cho tinh lực dồi dào, hẹ là rau tính ấm, rất phù hợp dương khí cơ thể. Hơn nữa mùa xuân ăn hẹ còn giúp tăng cường khí của tỳ vị.
CÁC MÓN ĂN ÍCH TINH TRÁNG DƯƠNG TỪ HẸ - GIỚI THIỆU DƯỚI ĐÂY:
Hẹ xào tôm tươi:
Nguyên liệu: Tôm tươi 50g, hẹ (cắt đoạn) 300g, dầu, rượu trắng, muối ăn vừa đủ.
Cách làm: Tôm xào chín lột bỏ vỏ, cùng hẹ cho vào chảo đổ dầu xào chín, nêm rượu và muối gia vị thì hoàn tất.
Công hiệu: Tráng dương ích tinh, bổ hư kiện tỳ. Thích hợp dùng cho chứng lưng gối yếu mỏi, liệt dương di tinh, ra mồ hôi trộm, đái dầm...
Hẹ xào trứng gà:
Nguyên liệu: Hẹ 100g, trứng gà 2 quả, dầu, muối vừa đủ.
Cách làm: Hẹ cắt đoạn, khuấy đều trong trứng gà, đổ dầu vào chảo, chiên chín.
Công hiệu: Ôn trung dưỡng huyết, ôn thận, ấm eo lưng. Thích hợp dùng cho chứng lưng gối mỏi đau, thân hư liệt dương...
Hẹ xào quả óc chó:
Nguyên liệu: Quả óc chó 60g, hẹ 150g, muối ăn vừa đủ.
Cách làm: Quả óc chó dùng dầu chiên vàng, tiếp sau thêm hẹ cùng quả óc chó xào chín, nêm muối thì hoàn tất.
Công hiệu: Bổ thận, tráng dương, cố tinh, ấm eo lưng. Thích hợp dùng cho chứng thận hư liệt dương, lưng gối lạnh đau, di tinh mộng mị, tiểu đêm nhiều...
Hẹ gừng sữa bò:
Nguyên liệu: Hẹ 250g, gừng tươi 25g, sữa bò 250ml.
Cách làm: Hẹ và gừng rửa sạch giá nhuyễn, bọc trong túi vải vắt lấy nước, rồi đổ vào nồi, trộn vào sữa bò nấu sôi, uống ngay lúc nóng.
Công hiệu: Ôn trung hạ khí, bô thận cố tinh.

HẠT HẸ CŨNG CHỨA NHIỀU BÍ ẨN:
Hạt hẹ vị cay tính ấm, không độc, đi vào kinh can, thận. Bổ can thận, ấm eo lưng. Hơn nữa, công năng tráng dương bổ thận mạnh hơn rau hẹ, tính ôn ấm cũng mạnh hơn. Chủ trị chứng di tinh mộng tinh, liệt dương lạnh lưng, tiểu nhiều lần, đái dầm, phụ nữ khí hư bạch đới. Dùng thận trọng với người âm hư hỏa vượng, ung nhọt sưng đau, chàm, lác.
Hạt hẹ thường dùng trị các chứng bệnh gồm:
+ Thận hư liệt dương: Hạt hẹ 15g, Thỏ ty tử 15g, Câu kỷ tử 15g, sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày.
+ Trẻ em đái dầm: Hạt hẹ 10g, tán nhuyễn cùng bột mì làm bánh, chia 2 lần.
+ Liệt dương xuất tinh: Hạt hẹ 300g, tán mịn, mỗi sáng và chiều dùng 10g, uống với nước ấm.
+ Di tinh: Hạt hẹ 500g, tán mịn, mỗi sáng và chiều dùng 10g, uống với nước ấm.

Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để biết tình hình thực tế quý vị nên thăm khám tại các cơ sở y tế để có hướng trị liệu thích hợp, không nên lạm dụng vị thuốc này để tránh những rối loạn về tiêu hóa, cũng như những tác dụng không mong muốn khác, thận trọng khi sử dụng, nên sử dụng có chừng mực.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen